Trang chủ
Giới thiệu
Tin tức
Download
Liên hệ
Chào mừng các bạn đến website Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang!



Ban Giám Hiệu
Các phòng chuyên môn
Các Khoa, Trung tâm
Lịch học tập
Lịch thi
Điểm thi
Hệ thống đào tạo
Thông tin tuyển sinh
Tư vấn tuyển sinh
Đoàn thể
Chi nhánh đào tạo
Chuẩn đầu ra
Lịch công tác tuần
Hội cựu học sinh
Thư viện
Văn bản pháp luật
Tư liệu
Đăng ký học
Hướng dẫn sử dụng
Theo bạn, nhu cầu quan trọng nhất của thanh niên hiện nay là gì?




Trực tuyến 1
Lượt truy cập11,727,710

Toàn văn báo cáo Đề dẫn về việc Thành lập Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang

I- Thông tin chung về Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang

- Tên tr­ường: Tr­ường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang.

- Tên giao dịch tiếng Anh: Hà Giang Vocational College

Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang là trường cao đẳng nghề công lập, trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang; chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; hoạt động theo điều lệ mẫu trường cao đẳng nghề và quy định của pháp luật về dạy nghề.

* Chức năng:

1) Tổ chức đào tạo nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động trong và ngoài tỉnh có nhu cầu học nghề, ở các cấp trình độ nghề đến cao đẳng và các hình thức đào tạo: chính quy, hợp tác, liên kết, liên thông và dạy nghề thường xuyên, dạy nghề theo địa chỉ theo quy định của pháp luật.

2) Hợp tác, tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức các dịch vụ sản xuất gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang và các vùng lân cận trong khu vực.

*Nhiệm vụ:

Trường có đầy đủ nhiệm vụ của một trường cao đẳng nghề công lập. Được quy định chi tiết tại điều lệ, tập trung trên một số lĩnh vực cơ bản sau:

1) Tổ chức tuyển sinh đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề, nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề t­ương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

2) Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chư­ơng trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề đ­ược phép đào tạo.

3) Tổ chức các hoạt động dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4) Tuyển dụng, thực hiện chính sách, quản lý sử dụng và phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường đảm bảo đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật.

5) Tổ chức nghiên cứu khoa học; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật gắn với dạy nghề theo quy định của pháp luật; Tổ chức các hoạt động xã hội hoá trong đào tạo nghề thu hút mọi nguồn lực, tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nghề, thu hút học nghề.

6) Quản lý, sử dụng có hiệu quả đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính và các nguồn lực khác của trường theo quy định của pháp luật.

* Mục tiêu đào tạo

1) Mục tiêu chung:

Đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Theo đúng các quy định của nhà nước về đào tạo nghề, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; có đạo đức, sức khoẻ tốt; có kỷ luật đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế của tỉnh Hà Giang và các tỉnh miền núi phía Bắc nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh và khu vực.

Góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh đạt 45% vào năm 2015 theo nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

 Xây dựng Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang thành một trung tâm đào tạo chất lượng cao của Tỉnh, hướng đến trong tương lai trở thành Trường Cao đẳng nghề có chất lượng đào tạo tương đương các nước phát triển trong khu vực, góp phần đáp ứng mọi yêu cầu về trình độ lao động của tỉnh Hà Giang, khu vực miền núi phía Bắc và của đất nước.

2) Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn 2012 - 2013 Nhà trường tiến hành đào tạo cả 3 trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề, trong đó, đào tạo Cao đẳng nghề đối với 4 mã nghề gồm: Nghề Kỹ thuật xây dựng, Chăn nuôi gia súc-gia cầm, Công nghệ ô tô; nghề Kế toán doanh nghiệp.

Giai đoạn 2013 trở đi sẽ nâng số nghề đào tạo trình độ cao đẳng lên thành 7 mã nghề (thêm 03 mã nghề gồm: Nghề Vận hành nhà máy thuỷ điện, nghề Công nghệ thông tin, Gia công và thiết kế sản phẩm mộc). Duy trì đào tạo trình độ trung cấp nghề đối với các nghề Điện dân dụng, Điện tử dân dụng, thú y, trồng cây lương thực thực phẩm, May và thiết kế thời trang; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc, Chăn nuôi gia súc, gia cầm, công nghệ ô tô, Vận hành nhà máy thuỷ điện, Lái xe ô tô.

Đạt quy mô đào tạo 3.468 học sinh vào năm 2016, trong đó hệ Cao đẳng là 1.950 học sinh, tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trình độ cao cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

II- Một số kết quả hoạt động của Trường Trung cấp nghề tỉnh Hà Giang trong quá trình phấn đấu và phát triển lên thành Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang.

Trong những năm qua, công tác dạy nghề của tỉnh Hà Giang được Tỉnh hết sức quan tâm. Các cơ sở đào tạo nghề được thành lập, từng bước được nâng cấp, đầu tư xây dựng, mở rộng ngành nghề đào tạo và phát triển.

Toàn Tỉnh đã có 16 cơ sở đào tạo và tham gia đào tạo nghề; trong đó 01 trung tâm ngoài công lập; 15 cơ sở công lập gồm: Trường Trung cấp nghề Hà Giang; 11 Trung tâm Dạy nghề của 11 huyện, thành phố; Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dạy nghề Phụ nữ; Trung tâm Kỹ thuật - Hướng nghiệp.

Ngoài những khó khăn chung của một cơ sở đào tạo như cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên..., Trường Trung cấp nghề còn có những khó khăn, cản trở đặc thù đó là nhận thức về học nghề, sự thiếu mặn mà với nghề của người lao động.

Song, với sự quan tâm tạo điều kiện của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề, sự phối hợp nhiệt tình trách nhiệm, tạo điều kiện của các cấp các ngành, các trường, các cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh, cùng sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường, qua một chặng đường cùng nhau vượt khó đi lên, Trường Trung cấp nghề tỉnh Hà Giang đã được nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang.

Để có được thành quả trong phát triển trường hôm nay, trường Trung cấp nghề tỉnh Hà Giang đã có cả một quá trình kiên trì phấn đấu nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và nỗ lực vươn lên, xin được trân trọng ôn lại trong ngày trọng đại này:

Trường Trung cấp nghề tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 16 tháng 11 năm 2006 (theo Quyết định số 3043/QĐ - UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang), trên cơ sở nâng cấp Trường Dạy nghề tỉnh Hà Giang, khởi đầu là Trung tâm Xúc tiến việc làm tỉnh Hà Giang được thành lập tháng 12/1992 với 5 cán bộ viên chức.

Đến nay, Trường đã có 19 năm hoạt động đào tạo, trong đó có 14 năm đào tạo trình độ công nhân kỹ thuật và 5 năm đào tạo trình độ trung cấp nghề.

1 - Về đào tạo:

* Quy mô, ngành nghề đào tạo:

Từ năm 2006 đến nay, trường đã tuyển sinh và đào tạo 10.565 lao động, trong đó 2.434 học sinh trung cấp nghề và 541 công nhân kỹ thuật, còn lại là sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề tạo nguồn xuất khẩu lao động.

Hàng năm trường được giao từ 500 - 1.000 chỉ tiêu đào tạo trình độ trung cấp nghề. Hiện tại trường có 43 lớp với 1.762 học sinh, trong đó có 1.284 học sinh trình độ trung cấp nghề; 328 học sinh cao đẳng nghề (phối hợp đào tạo); 150 học sinh sơ cấp, ngắn hạn đang theo học tại tr­­ường.

Trường đã được cấp phép đào tạo 12 mã nghề trung cấp, 8 mã nghề sơ cấp và đang phối hợp đào tạo 2 mã nghề cao đẳng (Kế toán doanh nghiệp và kỹ thuật xây dựng với 251 học sinh). Hiện tại trường đang tổ chức đào tạo trình độ Trung cấp nghề và sơ cấp nghề cho các nghề: Kỹ thuật xây dựng; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp, Điện dân dụng; điện tử dân dụng; Vận hành nhà máy thuỷ điện; Lâm sinh; chăn nuôi gia súc, gia cầm; Quản trị cơ sở dữ liệu; May thiết kế thời trang; Lái xe ô tô.

Năm học 2011-2012 trường sẽ làm các thủ tục đăng ký cấp phép để triển khai tổ chức tuyển sinh đào tạo nghề trình độ cao đẳng (các nghề dự kiến đào tạo: Kế toán doanh nghiệp; Công nghệ ô tô; Chăn nuôi gia súc gia cầm; Kỹ thuật xây dựng) và duy trì đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp đối với các nghề đã được cấp phép.

* Chất l­­ượng đào tạo:

Qua kết quả đánh giá hàng năm theo quy chế quy định của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, số học sinh khá, giỏi đạt 30%, trung bình khá 60 %, học sinh trung bình còn chiếm 10%.

Học sinh tham gia học nghề tại trường chủ yếu là nông dân và thanh niên dân tộc thiểu số ở các huyện trong tỉnh. Số học sinh có việc làm ổn định chiếm khoảng 60% số đã tốt nghiệp, đặc biệt là các nghề kỹ thuật cao như công nghệ ô tô, Điện dân dụng, điện công nghiệp, Quản trị cơ sở dữ liệu số học sinh ra trường gần như 100% có việc làm, thậm chí ngay trong năm thứ 2 các em đã có việc làm thêm tại các cơ sở sản xuất, dịch vụ gần trường. Quá trình làm việc các em được các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhận xét tốt về kỹ năng nghề, có bản lĩnh nghề nghiệp, tự tin sử dụng kiến thức đã được đào tạo để làm việc, tạo thu nhập cho bản thân và gia đình. Qua đó trường đã thu hút được các doanh nghiệp, tổ chức đặt hàng đào tạo và tham gia phối hợp đào tạo nghề phục vụ cho nhu cầu nguồn nhân lực của doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Số học sinh học các nghề Chăn nuôi gia súc, gia cầm; thú y; Trồng cây lương thực thực phẩm; lái xe ô tô...phần lớn là lao động ở các huyện vùng cao trong tỉnh tham gia học nghề từ nhu cầu phát triển kinh tế của huyện, xã, của gia đình nên sau khi ra trường đã vận dụng tốt kiến thức, kỹ năng nghề để tạo việc làm có thu nhập cho bản thân và gia đình đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả lao động chung của xã hội, khai thác tốt các tiềm năng tại chỗ, góp phần giảm nghèo bền vững.

Trong những năm qua Nhà trường chú trọng việc liên kết và quan hệ với các doanh nghiệp, Nhà máy trên địa bàn tỉnh như: Nhà máy thuỷ điện Nậm Mu, Công ty thuỷ điện Nho Quế 3, Liên minh hợp tác xã... nhằm mục đích tạo điều kiện cho học sinh thực tập sản xuất nâng cao tay nghề tại các nhà máy xí nghiệp, bố trí việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp; mời các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của các Ngành chuyên môn, các doanh nghiệp tham gia giảng dạy, tham gia hội đồng thẩm định các chương trình, giáo trình dạy nghề của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường.

* Công tác quản lý đào tạo, quản lý học sinh:

 Việc tổ chức tuyển sinh được trường tổ chức triển khai theo đúng các qui định của nhà nước, do Hội đồng tuyển sinh của trường thực hiện.

 Để thông tin về đào tạo nghề đến với người có nhu cầu học nghề một cách rõ ràng, tạo đường dẫn thuận lợi để người lao động đến với trường, nâng cao chất lượng tuyển sinh, trường đã có các kế hoạch chi tiết, đa dạng các hình thức tuyển sinh (tờ rơi, thông báo truyền hình, trang Website, mở hội nghị tuyển sinh với xã, phường, thu hút học sinh tham gia tuyên truyền...vv)

Các chương trình, giáo trình đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở các chương trình khung của Bộ Lao động TB&XH ban hành, do các hội đồng tư vấn của trường thực hiện, có sự tham gia của các chuyên gia, cán bộ kỹ thuật của các Ngành chuyên môn, các doanh nghiệp trong thẩm định các chương trình, giáo trình dạy nghề của Nhà trường nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng chương trình, giáo trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề của trường. Chương trình đào tạo, giáo trình của Trường đã thực sự là công cụ đảm bảo yêu cầu, chất lượng, hiệu quả trong thực hiện đào tạo của trường.

Hàng năm trước khi tổ chức đào tạo Trường đều xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch giáo viên, kế hoạch sử dụng vật tư; tổ chức thực hiện và quản lý hồ sơ giáo vụ theo đúng qui định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Nghiêm túc thực hiện quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp nghiêm túc đánh giá đúng năng lực người học.

Trường đã phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong thực hiện quản lý đào tạo, tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức đoàn thể, các cơ sở xã, phường, huyện trong tuyển sinh và quản lý học sinh, quản lý cán bộ giáo viên trong dạy và học nghề, trú trọng công tác tự quản trong học sinh, sinh viên.

Trường đã xây dựng các quy chế, nội quy, quy định nhằm quản lý có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho đào tạo như: Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế mua sắm, sửa chữa tài sản, thiết bị, vật tư thực hành; Nội quy quản lý sân, xe tập lái; Quy định quản lý lớp học, phòng xưởng thực hành; Quy định về việc chi trả trợ cấp cho học sinh chính sách; Nội quy quản lý ký túc xá... qua đó tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên phát huy hết năng lực và tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tham gia học nghề, đồng thời tạo cơ sở triển khai, thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm các chủ trương, chế độ chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng.

Từ 2010 đến nay trường đã phối hợp với các trường Cao đẳng nghề tổ chức mở lớp đào tạo nghề trình độ cao đẳng tại trường, qua đó giúp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của trường tiếp cận với phương pháp tổ chức đào tạo nghề trình độ cao đẳng, nhằm học hỏi và nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý lớp học ở trình độ cao hơn, tự tin trong thực hiện nhiệm vụ khi trường phát triển lên thành Trường Cao đẳng nghề.

Qua quá trình thực hiện nhiệm vụ, trường thường xuyên có hoạt động đánh giá rút kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng quản lý quá trình đào tạo. Có thể khẳng định năng lực quản lý đào tạo của trường đã đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu hoạt động của một trường Cao đẳng nghề.

2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực tài chính.

 *Về cơ sở vật chất

Từ 2006 đến nay trường đã được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tổng cục dạy nghề và tỉnh đầu tư gần 30 tỷ đồng cho xây dựng lớp học, nhà xưởng...

 Nhà trường có phòng học lý thuyết đủ tiêu chuẩn theo qui định về ánh sáng, diện tích, bàn ghế. Có các phòng học vi tính trang bị gần 100 máy vi tính, phục vụ cho đào tạo các nghề Công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kế toán, may thiết kế thời trang.

Có các xưởng thực hành phục vụ thực tập: Xưởng thực hành Hàn, xưởng thực hành Công nghệ ô tô, xưởng thực hành Điện, xưởng thực hành nghề Mộc, xưởng thực hành May thời trang, Sân thực hành tập lái xe, khu thực hành nghề nông lâm nghiệp, xưởng thực hành nghề xây dựng...

Nhà trường chưa có nhà thư viện nhưng đã bố trí phòng sách với tổng số đầu sách, giáo trình các loại trên 3.000 cuốn dùng cho giáo viên và học viên cùng tham khảo nghiên cứu, trong đó có 122 đầu giáo trình (1.971 cuốn) giáo trình trình độ trung cấp nghề, có 28 đầu giáo trình do trường tự biên soạn số còn lại là mua các giáo trình do Tổng cục Dạy nghề và các nhà xuất bản khác ban hành. Đến nay đã cơ bản biên soạn xong giáo trình các môn học nghề cho các ngành nghề đang đào tạo được cấp phép của trường.

Các hạng mục phụ trợ và hạ tầng như nhà bảo vệ, trạm biến áp, nhà vệ sinh, nhà để xe... được trường quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học, góp phần tạo cảnh quan chung của trường.

Hiện tại trường đang hoàn thiện và thi công xây dựng tiếp một số hạng mục: Nhà lớp học; nhà xưởng thực hành sửa chữa ô tô; Sân và sa hình tập lái xe ô tô.

Để quản lý cơ sở vật chất nhà trường đã tăng cường năng lực của Phòng sản xuất, thực hành trong quản lý về tài sản, nhà cửa vật kiến trúc và thiết bị dạy nghề. Phân công một đồng chí trong Ban giám hiệu chỉ đạo điều hành về tài sản, cơ sở vật chất, có cán bộ hành chính quản trị, kế toán chuyên theo dõi, tham mưu về quản lý tài sản nhà trường. Hiện tại cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng tốt yêu cầu về số lượng, diện tích và các điều kiện khác phục vụ công tác đào tạo nghề trình độ cao đẳng theo quy mô của những năm đầu thành lập trường.

* Thiết bị dạy nghề phục vụ đào tạo thực hành:

 Bằng nguồn vốn đầu tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo chương trình mục tiêu tăng cường năng lực đào tạo nghề, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương và nguồn vốn tiết kiệm tự đầu tư trong những năm qua trường đã được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề với trị giá trên 12 tỷ đồng nên cơ bản đã đủ điều kiện để tổ chức đào tạo nghề trình độ cao đẳng theo quy mô đào tạo đề xuất những năm đầu thành lập Trường. Không có tình trạng dạy chay trong quá trình đào tạo nghề của trường.

* Về Quản lý, sử dụng kinh phí, nguồn lực tài chính:

Kinh phí đào tạo: Hàng năm trường được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí chi thường xuyên theo chỉ tiêu đào tạo được giao.

Trường tổ chức thu học phí và sử dụng học phí theo đúng các qui định hiện hành của Nhà nước và của Uỷ ban nhân dân tỉnh qui định. Việc hạch toán và sử dụng kinh phí tuân thủ theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị công lập.

Học sinh của trường có tới 80% thuộc diện chính sách (Học sinh là người dân tộc thiểu số ở các xã vùng III, học sinh nội trú là người dân tộc, hộ nghèo...) được hưởng trợ cấp, miễn giảm học phí nên phần thu của Trường dành cho đầu tư rất khó khăn. Hàng năm trường được cấp kinh phí đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị dạy nghề chủ yếu từ 02 nguồn là kinh phí xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư tăng cường năng lực dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ.

Các nguồn kinh phí được trường quản lý, khai thác sử dụng phục vụ cho các hoạt động đào tạo đúng mục đích, nguyên tắc tài chính và hiệu quả.

3. Về phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

Trường rất quan tâm tới việc phát triển, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị; đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bồi dưỡng kỹ năng quản lý, chủ nhiệm lớp, nghiệp vụ quản lý đào tạo cho đội ngũ giáo viên, khuyến khích cán bộ giao viên tham gia học tập nâng cao năng lực giảng dạy, quản lý lớp học.

Từ 05 cán bộ, giáo viên (năm 1992), hiện tại trường đã có 97 cán bộ, giáo viên trong đó cán bộ quản lý là 22 người,  giáo viên 75 người. Tổng số biên chế của trường là 63, số hợp đồng dài hạn từ một năm trở lên là 17 người, còn lại 17 người là hợp đồng công việc và thỉnh giảng, chủ yếu phục vụ công tác đào tạo lái xe và các nghề chưa có giáo viên trình độ thạc sĩ.

 Về trình độ bao gồm: Trình độ thạc sĩ 14 người (07 người thỉnh giảng), trình độ đại học 45 người (trong đó có 04 người đang tham gia đào tạo sau đại học), trình độ cao đẳng 14 người (trong đó có 6 giáo viên và 3 cán bộ dang theo học đại học), trình độ trung cấp 05 người (có 2 người đang học cao đẳng), công nhân kỹ thuật bậc cao và trình độ khác 19 người (có 1 người đang theo học cao đẳng).

Trong quá trình sử dụng lao động Nhà trường đã bố trí theo đúng qui định bình quân 20 học viên trên một giáo viên; những giáo viên dạy trung cấp nghề phải có bằng Đại học và có chứng chỉ sư phạm dạy nghề, những người dạy thực hành phải có kỹ năng nghề mới được bố trí giảng dạy.

Để phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu giảng dạy trước mắt và lâu dài của một trường Cao đẳng nghề, trường thường xuyên tổ chức hội giảng tại trường và tham gia Hội giảng toàn quốc, đồng thời đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên đi tham quan, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và quản lý đào tạo tại các trường: Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định, các Trường cao đẳng nghề ở Hà Nội, Bắc Ninh, các nhà máy trong tỉnh, phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ sư phạm dạy nghề cho 100% đội ngũ giáo viên giảng dạy trung cấp, tạo điều kiện cho nhiều giáo viên của Trường được đi thi và học cao học, phấn đấu đến năm 2016 Nhà trường sẽ có 30 thạc sĩ là giáo viên cơ hữu dạy nghề trình độ trung cấp và cao đẳng chiếm 22,9% số giáo viên cơ hữu.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, trường quan tâm tới việc đào tạo kiến thức quản lý nhà nước, quản lý cơ sở dạy nghề, bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm nâng cao năng lực tham mưu và tham gia, thực hiện quá trình quản lý đào tạo.

 Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường ngày càng được củng cố và bổ sung cả về số lượng và chất lượng. Với lực lượng cán bộ giáo viên trẻ, được đào tạo tốt đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề hàng năm được Nhà nước giao.

Với lực lượng giáo viên hiện nay, đảm bảo để trường tổ chức đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề theo quy mô những năm đầu thành lập trường. Những năm sau sẽ tiếp tục phát triển, bổ sung phù hợp, đáp ứng theo yêu cầu phát triển cả về quy mô, ngành nghề đào tạo của trường.

Bộ máy của Trường được hình thành và kiện toàn theo quy chế chức năng nhiệm vụ được tỉnh phê duyệt, cơ cấu thành 09 phòng khoa, tổ trực thuộc trường  gồm: 3 phòng (Phòng Kế hoạch - Đào tạo, Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Sản xuất thực hành); 5 khoa (Khoa Cơ khí - Động lực, Khoa Điện, khoa xây dựng, khoa công nghệ thông tin, Khoa Nông-Lâm nghiệp); 1 Tổ bộ môn chung trực thuộc trường; 3 tổ trực thuộc các phòng: Tổ Kế toán (thuộc Phòng Hành chính - Tổng hợp), Tổ Đào tạo lái xe ô tô (thuộc Phòng Kế hoạch - Đào tạo), tổ quản lý học sinh sinh viên (thuộc Phòng Kế hoạch – Đào tạo).

Sau khi được phê duyệt điều lệ, trường sẽ kiện toàn tổ chức các khoa phòng theo chức năng nhiệm vụ mới nhằm đảm bảo yêu cầu hoạt động chung của trường.

4. Công tác Đảng, Đoàn thể

Đồng thời với những cố gắng nỗ lực về chuyên môn, công tác Đảng, đoàn thể của trường trong những năm qua đã thực sự là một trong những yếu tố quyết định trong sự phát triển và thành quả hôm nay của trường.

Tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, Đảng viên và học sinh, đặc biệt là tổ chức quán triệt, triển khai cuộc vận động học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng phát triển, trong sạch, vững mạnh. Với 2 Đảng viên ban đầu khi mới thành lập (1992), hiện tại Đảng bộ trường đã phát triển có 6 chi bộ với 50 Đảng viên; từ năm 2000 đến nay trường đã bồi dưỡng và phối hợp kết nạp 47 học sinh ưu tú học tại các lớp đào tạo nghề của trường vào Đảng; Chi bộ, Đảng bộ trường nhiều năm là chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Tập thể trường đã dược nhận bằng khen của UBND tỉnh, của Bộ Lao động –TBXH, năm 2010 trường được nhận cờ thi đua là đơn vị hoàn thành suất sắc nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân tỉnh trao tặng. Nhiều cá nhân cán bộ, giáo viên nhà trường được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, cơ sở. Các tổ chức Công đoàn, đoàn thanh niên, cựu chiến binh của trường hoạt động với hiệu quả cao, đã vận động, thu hút đông đảo các hội viên thực tốt nghị quyết, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của trường.

Năm 2011 Trường được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội lựa chọn là trường được đầu tư nghề trọng điểm cấp quốc gia của khu vực miền núi phía bắc,  Theo đó, từ năm 2011-2015 trường sẽ được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, giáo trình và đào tạo giáo viên để đào tạo 03 nghề đạt chuẩn quốc gia (Kỹ thuật xây dựng; Gia công và thiết kế sản phẩm mộc; Vận hành nhà máy thuỷ điện). Đây là sự động viên to lớn, tạo thuận lợi cho trường nâng cao chất lượng đào tạo, hội nhập và phát triển. Đồng thời, ngày 26 tháng 10 năm 2011 Trường đã được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang.

Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang ra đời đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của nhà trường là niềm tự hào, niềm vui chung của tập thể cán bộ, giáo viên, của biết bao em học sinh là lao động trong tỉnh đặc biệt là học sinh ở các huyện vùng sâu vùng xa của các huyện không có điều kiện theo học ở ngoài tỉnh, đồng thời có thêm điều kiện để học liên thông từ sơ cấp nghề lên trung cấp nghề và lên cao đẳng nghề ngay tại địa phương mình, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang được thành lập, nhằm tổ chức thực hiện tốt đào tạo nghề ở cả 3 cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Cung ứng nguồn lao động tăng về số lượng, có chất lượng cao cho các đơn vị, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp của Hà Giang và các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc. Góp phần thực hiện tốt sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, đồng thời góp phần tích cực đào tạo lực lượng lao động phục vụ xuất khẩu cho địa phương. Nhằm thúc đẩy kinh tế của Hà Giang nói riêng và cả vùng núi phía bắc nói chung ngày càng phát triển. Thiết thực, góp phần thực hiện chiến lược quy hoạch và phát triển mạng lưới các trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề trên toàn quốc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011-2015.

 Mặt khác trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang được hình thành và phát triển, sẽ là lực lượng chủ lực giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống dạy nghề của tỉnh, hỗ trợ tích cực các cơ sở dạy nghề trong tỉnh trong các lĩnh vực: Xây dựng chương trình, giáo trình; nâng cao kỹ năng dạy nghề cho giáo viên; phối hợp đào tạo nghề trình độ cao đẳng; hỗ trợ cơ sở vật chất để dạy thực hành nghề ngay tại địa bàn cho người lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, bồi dưỡng kiểm tra trình độ cho người lao động tại các huyện thành phố trong tỉnh.

Tự hào về thành tựu đã đạt được qua 19 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành; đồng thời xác định rõ, trước yêu cầu của nhiệm vụ mới không chỉ có thuận lợi, thời cơ phát triển mà còn có rất nhiều khó khăn, thách thức. Cán bộ, giáo viên và học sinh Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang với quyết tâm vượt khó đi lên, bám sát sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh, của Bộ Lao động - TBXH và quán triệt sâu sắc nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015 với từng nội dung cụ thể trong bốn đổi mới, tám đột phá, mười lăm chương trình trọng tâm, mười chín chỉ tiêu chủ yếu, sáu nhiệm vụ cơ bản và bảy nhóm giải pháp sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết cùng nhau phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, xây dựng Trường Cao đẳng nghề tỉnh Hà Giang thực sự trở thành một đơn vị đào tạo nghề chất lượng cao của tỉnh, của ngành và khu vực miền núi phía Bắc, là địa chỉ tin cậy của người lao động, đào tạo đội ngũ kỹ sư thực hành, đáp ứng nhu cầu về trình độ, kỹ năng nghề cho lao động của tỉnh Hà Giang, góp phần xây dựng Hà Giang giàu đẹp và văn minh./.

 

                             TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TỈNH HÀ GIANG

                                                    BAN GIÁM HIỆU

 

[Trở về] Các tin tức khác
THÔNG TIN NGHIỆM THU CẤP CƠ SỞ ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TỈNH - THS. VƯƠNG ĐÌNH THẮNG
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ LẦN THỨ 6, NHIỆM KỲ 2017 - 2022
TỔ CHỨC KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2017 - 2018; KỶ NIỆM 35 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NĂM 20/11 VÀ TRAO BẰNG TỐT NGHIỆP CÁC LỚP CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP
TỔ CHỨC HỘI GIẢNG NHÀ GIÁO GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP NĂM 2017
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÁC CHI BỘ LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020
LỄ PHÁT BẰNG TỐT NGHIỆP LỚP ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG KHÓA 7 HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC
TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHỀ QUỐC GIA, NGHỀ CÔNG NGHỆ Ô TÔ BẬC 1/5
HỘI THI BÍ THƯ CHI BỘ GIỎI NĂM 2017
CHƯƠNG TRÌNH TẶNG QUÀ CHO HOC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG BÁN TRÚ XÃ PHÚ LŨNG HUYỆN YÊN MINH TỈNH HÀ GIANG
VỤ CÔNG TÁC HSSV TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP LÀM VIỆC TẠI TRƯỜNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
Tên đăng nhâp:
Mật khẩu:
 
Quên mật khẩu
Trang chủ |Giới thiệu |Tin tức |Download |Liên hệ |Check Mail
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HÀ GIANG
Địa chỉ: Tổ 8, Phường Quang Trung, Thành Phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang
Điện thoại (Zalo): 0867.141.116
Copyright 2010. Thiết kế và phát triển bởi Công ty CP Văn Hóa Điện Ảnh Hà Giang